Cách tự học đàn violon

Nếu bạn học đàn với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp khó khăn gì đặc biệt, vì thầy giáo sẽ hướng dẫn các bài học và bài tập vào những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điểm bạn bỏ sót hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu bạn tự học, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.


musician playing violin isolated on black
Trước hết, quan trọng nhất là đừng tìm cách học quá nhanh. Việc bạn có thể đọc được nhanh những bài học không khó không có nghĩa bạn đã sẳn sàng cho những bài khó hơn. Việc tập các bài dễ cho nhuần nhuyễn rất có ích cho bạn khi tập các bài khó về sau. Phải xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Việc chuyển nhanh qua các bài khó mà không có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn thất vọng khi gặp khó khăn (điều này luôn xảy ra) và cho rằng mình không có khả năng. Đừng ngại tốn thời gian luyện những bài tập nhiều lần cho đến khi người thầy trong bạn cảm thấy hài lòng về người học viên trong bạn! Một giáo trình không thể tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian tối thiểu là hai năm được. Kế tiếp hãy cực kỳ cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều tháng để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Ngay từ đầu có thể bạn sẽ không quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được định ra sau hàng thế kỷ kinh nghiệm của nhiều bậc thầy, các thế này tạo cho tay bạn sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn cần thiết. Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành cố tật rồi. Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành
công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích. Người thầy có thể lập đilập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải chịu khó hết sức đọc đi đọc lại những phần quan trọng nhiều lần. Tự học có thể đạt kết quả rất đáng ngạc nhiên, nhưng bạn phải hết sức kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy vừa là học viên của mình!

Cần thiết phải biết nhạc lý

Cần thiết phải biết nhạc lý. Khó chấp nhận việc tự luyện mà không cần thị tấu trước. Thứ nhất bạn phải có khả năng đọc và hiểu một bản nhạc trước khi tập để có thêm hứng thú. Thứ hai, bạn sẽ có thêm hứng thú là đã có thể đọc và hiểu nhanh những hợp tuyển, sưu tập như bạn đọc một quyển sác. Thứ ba, bạn có thể gặp gỡ các nhạc sĩ khác để chơi những bản duo và hoà tấu.

Những tay đàn ghita thường là những người nổi tiếng đọc nốt nhạc kém so với những người chơi các nhạc cụ khác. Họ thường có khuynh hướng học những bản nhạc theo từng ô nhịp một, cố gắng nhớ khi chơi đàn. Nếu tránh được khuyết điểm này, bạn có thể tiến bộ nhanh hơn về lâu dài và có khả năng trở thành một nhạc sĩ hoàn hảo ! Hai quy tắc cần nhớ :
– Học đếm khi bạn đang đọc
– Liên tục nhìn vào bản nhạc, không nhìn vào bàn tay trái và phải của mình

Học Thuộc bản nhạc
Khi tập đàn, bạn cần phải có khả năng nhìn bản nhạc và đánh đàn. Tuy nhiên để chơi một bản nhạc một cách chính xác và tin tưởng như khi biểu diễn, cần phải học thuộc lòng. Thuộc lòng giúp bạn nhìn bàn tay trái và kiểm soát các ngón tay cho chúng đứng thẳng trên phím. Nó cũng giúp tránh được sự phân tâm giữa bản nhạc và nhạc cụ.

Khi nào cần học thuộc?

Vì nhớ một bản nhạc giúp người đàn chơi dễ dàng nên nhiều người rơi vào bẫy này bằng cách học thuộc ngay khi mới bắt đầu tập. Chẳng hạn, lần đầu tiên xem bản nhạc, họ bắt đầu học nhịp và nốt của một hoặc hai ô nhịp rồi tập bàn tay trái cho đến khi thạo. Sau đó lại thêm vài ô nhịp kế tiếp. Sự tai hại ở đây gấp đôi. Thứ nhất không nắm được toàn bộ bản nhạc để biết tính liên tục từ đoạn này đến đoạn kia ra sau. Thứ hai, phần nhạc bị bỏ qua nhanh đến nỗi không hình dung được bản nhạc, vì thế các nốt trở nên vô nghĩa và người học cách này không thể trở lại với phần nhạc khi đột nhiên bị ngắt quãng. Lúc đó bản nhạc như hoàn toàn mới.

Vì thế, học chơi bản nhạc từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt, với các ngón tay hoàn toàn chính xác và chơi một cách liên tục dù chậm trước khi thuộc nó.

Học thuộc bằng cách nào?

Cách thuộc an toàn nhất là không chỉ thuộc ngón nào phải làm gì và các mẫu mực và hình dạng trên cần đàn mà còn phải hình dung được bản nhạc. Điều này chỉ khó đối với những người bắt đầu học vì lúc ấy bản nhạc tự nó chỉ có một chút ý nghĩa thôi. Sự hình thành một thói quen tốt trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sau.

Sau đây là những đề nghị.

Cho là bạn đã chơi bản nhạc này nhiều lần, hãy bắt đầu chơi bản nhạc và thử xem bạn có thể chơi trong bao lâu mà không cần nhìn vào bản nhạc.
Khi bị ngưng giữa chừng, phải tìm ra chỗ bạn bị ngưng, và không chơi thử xem bạn có nhận ra thêm được một vài ô nhịp nữa không.
Để nhạc sang một bên , bạn bắt đầu đàn lại và để ý xem bạn có tiến bộ thêm được bao nhiêu. Nếu lại bị ngừng, bạn tiếp thục theo cách ấy. Nhớ rằng vừa đàn vừa nhìn bản nhạc không giúp bạn thuộc được bản nhạc.

Bài tập hằng ngày

Thói quen tập luyện kỹ thuật hằng ngày có lợi nhiều vì nó mang lại những ưu điểm cần đạt được và loại bỏ những khuyết điểm cần bỏ. Một vài bài tập được chọn lọc cẩn thận có thể thay thế hàng giwò ôn tập những bài học cũ và đảm bảo cho bạn một kỹ thuật cao hơn trên guitar.

Học violon cơ bản :

Bước 1 : Tư Thế

Bước đầu tập bạn nên đứng để kéo, tránh ngồi ghế ­> sai thế của vai. Cặp đàn vào vai trái. Vai trái nhích lên trên 1 tí để đàn được gắn chắc vào chỗ giữa vai và hàm. Đứng trụ băng 2 chân thật vững. Hướng cần đàn bằng với hướng mắt nhìn thẳng. Đặt cần đàn vào giữa khe ngón tay cái và ngón tay trỏ. Đầu ngón tay hướng vào dây đàn, cùi chỏ vuống góc và khép hơi sát vào thân, tránh dang rộng ra ngoài…
Tay cầm Accse nhẹ nhàng, đủ để giữ và kéo accse. Cấm không được lên gân, gồng mạnh cơ bắp. Mỏi thì nghỉ. Bứơc đầu tập nên để accse lên dây đàn, đặt accse vuông góc với dây đàn, sau này kéo cũng thế, kéo vuống góc với dây đàn. Để yên tư thế đó trong vòng 1 tiếng mỗi ngày, để quen với cảm giác cầm đàn. Tớ nhắc lại là cấm lên gân…

Bước 2 : Kéo những nốt đầu tiên

Violon gồm có 4 dây. Dây trầm nhất là dây Sòn, tiếp là Rê, La, Mí, đếm từ vài trái qua.Violon có âm giai bằng với piano. Chỉnh dây theo đúng với piano hoặc organ là ổn. Kéo dây: Kéo nhẹ nhàng, đều, không tì lực lên dây đàn mà hãy để sức nặng của accse tự tì lên cũng đủ lực đủ
thời gian tối đa mà anh ta cho là đủ để duy trì phong độ. Sau hai năm quân dịch, chẳng những anh ta duy trì được khả năng chơi đàn mà còn tiến bộ hơn trước. Sau đó anh ta bảo, kỹ thuật không dừng lại ở một chỗ mà chỉ có thể tiến hoặc lùi!

Tư thế kéo đàn Đứng : Toàn thân thoải mái , đứng vững vàng dựa cả vào 2 chân ( đôi lúc có thể dựa nhiều vào chân trái ) . Bàn chân trái để cao hơn bàn chân phải khoảng nửa bàn chân , ngón chân hơi quay ra phía ngoài . Khoảng cách của 2 bàn chân ngang bằng vai , cần tránh đứng lên gân cứng nhắc , người vặn vẹo Cặp đàn : Đàn để hơi nghiêng về bên phải ,mép dưới đàn về phía trái đặt vào giữa xương hàm quai xanh . Cằm bên trái đặt nhẹ nhàng lên miếng gỗ tỳ cằm . Cổ thẳng , đầu hơi quay về bên trái (không nghiêng ). Đầu đàn để thẳng trước mặt , nên dùng gối (đệm vai), bề dày của gối tùy theo cấu tạo tự nhiên của vai . Tư thế tay trái (tay cầm đàn) Đo cần đàn bằng phần thịt của đốt thứ nhất ngón cái và cạnh của đốt thứ ba ngón trỏ . Cần hết sức thoải mái để không làm trở ngại cho sự hoạt động của những ngón tay khác và cả cánh tay .Tránh đặt cần đàn vào lòng bàn tay và phần cuối của ngón cái .Ngón cái để đối diện giữa ngón trỏ và ngón giữa , tránh bóp chặt ngón cái và ngón trỏ vào cần đàn.. Lòng bàn tay hơi khép lại đã giúp cho ngón 3,4 gần phím đàn. Các ngón cần mềm mại , cong tròn , sắp xếp trên một đường thẳng song song với dây đàn.Giữa các ngón nên có khoảng cách nhỏ để các ngón được hoạt động thoải mái. Bấm xuống phím đàn bằng phần thịt của đầu ngón không để móng tay chạm vào dây.Khuỷu tay đặt chính giữa dưới thân đàn , và hơi di động về bên phải khi bấm trên dây Sol, và hơi
di động về bên trái khi bấm trên dây Mi. Tư thế tay phải (tay cầm Acse) Tay cầm acse cần thoải mái , mềm mại ,tránh lên gân , ghì chặt các ngón với acse Các ngón đặt trên cần acse phải khum tròn và hơi nghiêng về bên trái . Giữa các ngón nên có khoảng cách nhỏ để các khớp được hoạt động dễ dàng . Ngón cái : Đầu ngón đặt vào phía trong cần kéo sát phần nhô ra của gốc vĩ.Trong quá trình kéo đẩy acse , ngón cái cần mềm mại . Ngón giữa : Đốt thứ nhất đặt vào phần ngoài cần , đối diện với đầu ngón cái . Ngón trỏ : Đốt thứ hai đặt trên cần . Tránh quắp ngón vì nó không phải giữ acse mà là điều chỉnh mức độ ấn vĩ. Ngón út : Cong đầu ngón chống lên sống của acse . Ngón đeo nhẫn: Đặt thoải mái khum tròn trên acse. * Động tác chính của acse .Muốn âm thanh vang thoát , đầy đặn ,trong sáng ,khi kéo cần phải làm cho toàn bộ acse vuông góc với dây đàn (vĩ kéo luôn luôn song song với ngựa đàn)và trên một điểm của dây. , cần acse hơi nghiêng về phía phím đàn . * Động tác chính của tay trái ( Động tác ngón bấm) Ngón tay đặt xuống phím đàn phải vững vàng , chắc chắn , tránh do dự lờ đờ , tránh lên gân bóp mạnh trên dây. Ngón tay bấm xuống , và nhấc lên phải cùng một hướng , phải dứt khoát , gọn , rõ . Tránh ngón 1 ,2 bập mạnh , ngón 3, 4 lại yếu .

Học violin cơ bản
Cách tự học đàn violin hiệu quả nhất để phát ra tiếng vừa nghe. Ban đầu kéo chậm rãi dây buông, dây La trước, rồi sau đó đến các dây khác trên đàn. Tay cầm accse để accse nghiêng 1 chút ra phía tay bấm. Kéo trọn accse từ gốc accse( chỗ gần tay) cho đến ngọn accse. Chú ý, vì mới tập nên accse sẽ không nằm yêu 1 chỗ mà chạy lung tung và chạm qua các dây khác. Do đó, hãy keo thật châm rãi, kéo ở giữa chỗ cuối cần đàn và ngựa đàn. Lúc kéo hãy chú ý đến thế đứng, thả lỏng người và cần accse vuống góc với dây đàn, đừng để chạm 2 dây… Kéo thật thành thạo, lúc đầu sẽ rất nản đấy vì ngày nào cũng ò è 1 dây. Yên tâm đi, không thừa đâu. Sau này sẽ rất hữu hiệu nếu bạn kéo những bài với tốc độ nhanh…

Bước 3
Bấm nốt: Phần này là phần quan trọng. Đọc cho kĩ

Tùy theo từng cỡ đàn mà khoảng cách bấm lên các quãng khác nhau.Có 4 cỡ đàn, 1/4;2/4;3/4 và 4/4.Tùy theo độ tuổi cà mức độ dài của ngon tay mà ta sử ..ng cỡ đàn cho thích hợp.Tớ nói đây là nói đến cỡ đàn lớn nhất là 4/4(trong ảnh).
Từ dây sòn, kéo dây buông dĩ nhiên sẽ là nốt sòn. Bẫm ngón trỏ lên 1 cm sẽ là nốt sòn thăng, lên 2 cm là nốt là, lên 2,5 cm là nốt si, nhưng lại chả có nốt nào gọi là si thăng mà không phải đô cả. Nên từ nốt si bấm lên 1 cm sẽ là nốt đô…. Đến ngón áp út sẽ là nốt đô. Nếu bẫm ngón út vào khoảng cách sát đô si 2 cm sẽ là nốt rê, bằng với dây rê. Cứ thế mà tính ở các dây kia cũng vậy…
Nên nhớ, bấm dây thì bấm cho nó nhẹ nhàng, từ tốn, đừng gồng cả cánh tay lên, đừng bấm mạnh quá, chỉ bấm đầu thịt ở ngón tay mà thôi. Bấm sao nghe cho chuẩn nốt, đừng để bị “phô”. Sau khi bấm dây đúng vào vị trí, bắt đầu kéo Accse, kéo phải hết, mỗi accse là một nốt. cứ đều đều như thế.

Cách tự học đàn violon

LIÊN HỆ

228 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh

08 38533 544 - 0935 509 456