Bảo quản đàn Violin như thế nào để có tuổi thọ cao?

Cũng như nhiều sản phẩm và thiết bị mà chúng ta vẫn sử dụng khác, đàn Violin cũng cần được chăm sóc, bảo dưỡng trong suốt thời gian sử dụng. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng âm thanh cũng như tuổi thọ và độ bền của đàn. Vậy nên, chăm sóc và bảo vệ đàn Violin như thế nào để có thể giữ được tuổi thọ lâu nhất? Hãy cùng Phanxico tìm hiểu kinh nghiệm bảo quản tốt đàn Violin

Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ khó có thể tránh được những tác động làm ảnh hưởng tới cấu trúc và chất lượng âm thanh ban đầu của đàn, đó có thể là những tác động của môi trường xung quanh, đó cũng có thể do quá trình sử dụng không đúng cách, nhất là những bạn mới tham gia vào khóa học đàn Violin thì càng dễ mắc phải. Dù là tác động nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải tìm cách xử lý và hạn chế tối đa những ảnh hửng tới chất lượng của cây đàn yêu quý của bạn trong suốt quá trình sử dụng.

Xem thêm: 3 bước giúp bạn luyện tập khi học đàn Violin tại nhà hiệu quả nhất

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường sống hiện đang được xem là yếu tố gây nên nhiều tác động tới tuổi thọ của cây đàn Violin, cũng như các nhạc cụ bộ dây khác. Với sự thay đổi thất thường của thời tiết có thể khiến dây đàn có thể bị giãn ra, các mối nối bị hở, nứt hay vỡ, chốt đàn lỏng, mặt đàn xuất hiện các vết nứt,….

Cách giúp khắc phục những tổn thương và bảo quản đàn Violin

Sau khi chơi đàn Violin xong, để hạn chế những tác động đến đàn, bạn nên bỏ đàn vào túi đựng, treo lên hoặc đặt lên cao để có thể tránh những va chạm không đáng có sảy ra với cây đàn của bạn.

Khi nhiệt độ môi trường quá cao, đàn violin dễ bị hở các mối nối hoặc bề mặt bị nứt vỡ, lúc này bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để cân bằng nhiệt độ cho đàn.

Một số trường hợp sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm, chốt đàn có thể bị dính chặt, bạn không thể điều chỉnh được chốt. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng cách sử dụng dầu bôi trơn để bôi lên chốt đàn, chú ý là bạn chỉ nên sử dụng dầu với một lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều có thể gây hư hỏng cho đàn.

Bạn nên thường xuyên dành thời gian để vệ sinh toàn bộ cây đàn Violin bằng vải sạch, tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa khi trong quá trình vệ sinh đàn. Tốt nhất bạn nên thực hiện việc vệ sinh đàn sau khi chơi hoặc hãy vệ sinh theo định kỳ.

Trong trường hợp dây cung bị đứt quá nhiều mà không phải do những tác động của bạn trong khi chơi thì có thể là do côn trùng cắn, lúc này bạn nên sử dụng máy bút bụi để làm sạch ở phần khe của dây cung hoặc sử dụng thuốc diệt côn trùng ở cạnh vĩ.

Nếu dây cung đứt quá nhiều thì tốt nhất bạn nên thay một cây vĩ mới, trong quá trình sử dụng bạn nên hạn chế việc để dây cung chạm vào các bộ phận trên cơ thể, bởi lượng dầu tự nhiên trên da có thể bám vào dây cung khiến bạn khó điều khiển vĩ trong khi chơi.

Nếu bạn muốn  dây cung có lực ma sát thì trước khi sử dụng, bạn có thể sử dụng colophon (nhựa thông) khi di chuyển dây cung lên xuống. Bạn cũng cần lưu ý một điều rằng khi chà colophon lên dây cung không nên chà quá nhiều hoặc quá ít, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của đàn khi kéo, âm thanh phát ra sẽ không được chuẩn và chính xác.

Để đánh bóng đàn, bạn có thể nhờ thợ đàn tại các cửa hàng đánh bóng giúp hoặc nếu bạn biết đánh bóng thì có thể tự làm nhưng nhớ phải cẩn thận với cây đàn của mình.

Khi đàn phát sinh lỗi, cần tìm hiểu kỹ, nếu không xác định được lỗi gì thì không nên mò tháo đàn để tự sửa chữa, tốt nhất bạn nên đem cây đàn của mình tới cửa hàng bạn mua để có thể bảo hành và tiến hành sửa chữa kịp thời. Bạn cũng nên định kỳ đem đàn đến các trung tâm bảo dưỡng để có thể bảo dưỡng tốt nhất.

Trên đây là những kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp để bạn có thể chăm sóc, bảo vệ đàm Violin tốt nhất giúp cây đàn có thể giữ được tuổi thọ lâu hơn, phát hiện những nguy cơ hỏng hóc kịp thời.

Bảo quản đàn Violin như thế nào để có tuổi thọ cao?

LIÊN HỆ

228 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh

08 38533 544 - 0935 509 456