Học piano trên đàn organ có nên không
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn bắt gặp các bậc phụ huynh muốn cho con học đàn piano nhưng, vì điều kiện kinh tế nên phải chọn cách học Piano trên đàn Organ, từ đó các bậc cha mẹ thường hay đặt ra những câu hỏi: Có nên cho bé học đàn Piano trên Organ không ?cách học này có ổn không và có trở ngại cho việc học Piano thật không, học Piano bằng đàn Organ được không.
Little girl plays piano
Tại sao mọi người thích học Piano trên đàn Organ ?
Vì nhìn một cách đơn giản, chúng ta thấy rằng đàn Organ cũng có những phím đen và phím trắng tương tự như đàn Piano. Đàn Piano có 88 phím thì đàn Organ cũng có loại 88 phím, độ nặng bàn phím lại có thể điều chỉnh tùy theo trình độ và cấp học của người chơi. Bên cạnh đó lí do đơn giản thứ 2 để phụ huynh muốn thay thế đàn Piano bằng đàn Organ là chi phí mua đàn Organ rẻ hơn mua piano rất nhiều (chỉ bằng 1/4 hoặc 1/10 đàn Piano tốt).
Lý do cũng có thể do người tập chưa xác định được mục tiêu học tập và hướng đi đúng cho sự nghiệp học nhạc sau này, không biết nên chọn đàn Organ hay đàn Piano? Hoặc do diện tích nhà tương tối hẹp, đàn Organ nhỏ dọn sẽ tiện lợi hơn chiếc đàn Piano to gồ ghề.
Bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm câu trả lời thỏa đáng cho việc học đàn Piano trên đàn Organ nhé. Theo ý hỏi của mọi người có nghĩa là có thể lấy tiếng Piano để đánh tập trên Organ được không? .Câu trả lời là được nhưng người học sẽ cần đối mặt với một vài vấn đề nho nhỏ. Trước khi đi sâu vào phân tích lý do nên hay không nên tập Piano trên đàn Organ tôi sẽ điểm qua sự khác biệt giữa đàn Piano và đàn Keyboard điện tử để mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn.
Thực tế thì đàn Piano khác đàn Keyboard điện tử nhiều lắm:
- 1 – Cảm giác phím (Cảm giác trên phím đàn giúp thể hiện chính xác hơn cảm xúc của người chơi trên nốt nhạc / tác phẩm)
Phím Piano thì "khá nặng" so với phím Keyboard nên dễ giúp người nghe cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả / của người chơi đối với tác phẩm hơn. Riêng về phím Piano thì cảm giác phím trên cây Grand sẽ "sâu" hơn cảm giác phím trên cây Upright, vì nó có Escapement (có thể đánh 1/8 – 1/16 phím), nếu ai đánh Grand quen thì lên ngồi Upright của Steinway & Sons cũng thấy "cạn". Riêng phím đàn của Piano Roland RD-700NX hoặc Roland V-Piano thì khác vì có công nghệ Ivory-Feel (cảm giác ngà voi – hút mồ hôi ngón tay) và Escapement nên đánh rất thích tay, tuy nhiên với nhạc cổ điển thì phím này vẫn gọi là "khá nhẹ".
- 2 – Âm thanh
Âm sắc của đàn Piano nghe mộc, sạch và sâu hơn so với âm thanh tái tạo trên Keyboard điện tử hoặc trên Piano điện (ngoại trừ những tên tuổi lớn như yYamaha, Kawai, Roland như GX-700NX, Roland V-Piano hoặc Nord Piano… các mẫu đàn này thể hiện rất xuất sắc âm thanh Piano cơ, bên Roland gọi là Super Natural nên những cây đàn dưới 200 triệu thì khó mà bì nổi âm thanh với những mẫu đàn cao cấp của hãng này)
- 3 – Pedal
Kỹ năng dùng Pedal cũng tương đối khó và không phải ai cũng bắt kịp nhanh những kỹ thuật sử dụng Pedal khi chơi Piano.
- 4 – Bảo trì
Nếu là Piano cơ thì môi trường phòng bảo quản đàn là quan trọng nhất, vào mùa nồm ẩm người chơi phải cắm sưởi 3-4 giờ/ 1 tuần để chống ẩm, nếu không thì búa và dàn khung sẽ dễ bị cong vênh, dây đàn co giãn, biến chất, tạo nên âm thanh rất khó chịu (với người chuyên Piano), 6 tháng 1 lần, phải thuê người đến so dây lại. Còn với Keyboard điện tử thì chỉ cần cắm điện vào là chơi.
- 5 – Giá cả
Vì Piano thường được xem là 1 tác phẩm nghệ thuật và việc làm ra nó rất kỳ công nên giá thành cao hơn nhiều lần so với đàn Organ Hãng đàn được đánh giá cao nhất thế giới về Piano cơ bây giờ là Steinway & Sons, Piano điện chất lượng đồng đều nhất là Yamaha.
Các bậc phụ huynh và người chơi cũng không nên quên rằng: khi nhà sản xuất, nhạc sĩ, ca sĩ đã phân biệt đàn Piano và đàn Organ thì giữa chúng ắt hẳn sẽ có những tính năng không thay thế được cho nhau. Vì thế, nếu bạn thích Piano thực sự và muốn theo đuổi nó thì bạn không nên dùng đàn Organ để học đàn Piano.
Xem thêm: khoá học đàn organ