Hướng dẫn cách chọn đàn guitar Acoustic cho người mới tập chơi

Dưới đây, là những chia sẻ kinh nghiệm mua đàn guitar acoustic cho những người mới tập chơi, hoặc những người chưa biết gì về nhạc cụ này, giúp có thể sở hữu một cây đàn chất lượng.

Dù bạn chọn loại Guitar nào,biểu diễn trên sân khấu hay chỉ thỏa mãn đam mê âm nhạc thì khóa học đàn guitar cũng mở ra cánh cửa mới, mang lại những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc và mức độ hiểu biết, cảm nhận mới về cuộc sống, chọn mua đàn acoustics có thể sẽ rất khó khăn đối với bạn nhưng nếu bạn để ý thì nó cũng khá đơn giản.

Một số chuẩn bị trước khi mua đàn

  • Cần có kế hoạch trước khi mua đàn guitar như danh sách các cửa hàng bán đàn bạn sẽ ghé tới.
  • Cần có sự nhận định đúng đắn rằng không phải tất cả các đàn guitar mắc tiền đều totosm hãy chọn một cửa hàng bán nhạc cụ uy tín, bạn sẽ có được quyết định sáng suốt.
  • Nếu có mua đàn online bạn nên tìm kiếm trang web có cửa hàng để tham khảo về giá, chất lượng, đặc biệt là những bình luận của người đã mua.
  • Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc mua bán đàn thì nên nhờ người có kinh nghiệm đi mua cùng, hãy hỏi thăm nhân viên bán hàng những điều bạn thắc mắc, đừng ngại vì đó sẽ là những lời khuyên hay những giải đáp hữu ích cho bạn.

Hướng dẫn chọn mua đàn guitar acoustic

Bước 1: Kiểm tra bằng mắt

  • Xem trên đàn có vết nứt trên bề mặt gỗ không?
  • Có lỗi ở lớp verni, gỗ?
  • Vết khắc trên thân và cần.
  • Lướt tay dọc theo cần đàn để kiểm tra cạnh cần đàn có sắc hay không.
  • Keo dán ở những mối nối bên trong đàn.
  • Bộ phận giữ dây, lên dây, con ngựa,…
  • Thiết kế màu sắc có phù hợp với bạn hay không.

Còn rất nhiều những đặc điểm bên ngoài để bạn kiểm tra về chất lượng của một chiếc đàn Acoustic, tuy nhiên xem xét đươc các yếu tố trên bạn cũng đã tìm được một cây đàn tốt.

Bước 2: Thẩm định giá cả của đàn

Yếu tố chính để làm nên giá cả của một chiếc đàn đó là chất liệu gỗ, tay nghề thợ và thương hiệu đàn, đàn guitar giá rẻ thường làm bằng ván ép, những cây đàn hàng đầu sẽ được làm từ gỗ laminate hoặc gỗ solid nguyên tấm tuyết tùng hoặc vân sam, loại bình thường được làm bằng một số loại gỗ hồng mộc, hãy yêu cầu người bán cung cấp cho bạn những thông tin về loại gỗ làm nên cây đàn.

Bước 3: Phân biệt các loại guitar

Khi nhìn vào lựa chọn của guitar bạn sẽ có hai lựa chọn chính đó là guitar acoustic và classic trong đó:

  • Guitar classic đã có từ hàng trăm năm nay, nhạc cụ này thường có dây nylon, nhẹ nhàng hơn, giải điệu mượt mà hơn, thích hợp để chơi fingerstyle.
  • Guitar acoustic là sự lựa chọn cho những người theo các dòng nhạc như pop, nhạc dân gian, rock, và các hình thức chủ đạo khác của âm nhạc, âm thanh của nhạc cụ này thường mạnh mẽ hơn, to hơn so với loại classtic.

Hai loại đàn này rất khác nhau trong âm thanh, classic mang lại âm thanh trầm ấm và nhẹ nhàng trong khi  acoustic có âm thanh vàng và lớn, do đó việc chọn sẽ dựa vào cá nhân, nếu bạn không chắc chắn về lựa chọn của mình, hãy suy nghĩ về dòng nhạc bạn yêu thích.

Bước 4: Chọn hình dạng và kích thước của đàn

Là một người mới bắt đầu, điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái với nhạc cụ mà mình lựa chọn, hãy coi nó như một phần cuộc sống của bạn vì bạn sẽ đi cùng cây đàn này trên những chặng đường luyện tập. Tuy nhiên bạn cần chú ý về kích thước và hình dạng như sau:

  • Guitar nhỏ hơn sẽ có xu hướng tập trung hơn trên phạm vi trung và am cao, người chơi sẽ tìm kiếm được sự yên tĩnh là lựa chọn tuyệt vời để chơi fingerstyle.
  • Guitar kích thước trung bình sẽ to hơn và có âm bass nhiều hơn một chút, nó có xu hướng được thiết kế phù hợp cho tất cả mọi phong cách và cơ thể người chơi.

Bạn nên thử âm thanh của đàn trước khi mua, nếu nhận thấy có tạp âm thì không nên chọn nó cho âm nhạc của bạn, luôn nhớ âm nhạc phải phù hợp với đàn mà bạn chọn và chọn được những phụ kiện cho đàn guitar. Trên đây là những bước để bạn có thể mua được cây đàn guitar chất lượng để có thể phục vụ cho việc học đàn của mình.

Hướng dẫn cách chọn đàn guitar Acoustic cho người mới tập chơi

LIÊN HỆ

228 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh

08 38533 544 - 0935 509 456