VIỆC LUYỆN TẬP THANH NHẠC VÀ BÀI TẬP CĂN BẢN

1. Khi hát, chúng ta khai thác các tính chất của âm thanh một cách đậm nét hơn là khi nói. Nên muốn hát cho tốt, cần phải tập luyện kỹ hơn là khi nói bình thường. Vậy chúng ta sẽ phải tập luyện gì ? Đối với các ca viên trong ban hợp ca, chúng ta không thể đòi hỏi họ luyện tập được như các ca sĩ chuyên nghiệp. Và dù nếu có thì cũng không nên để họ hát tự do theo lối hát mà họ hấp thụ được nếu nó không hoà giọng với toàn ban hợp ca.

2. Ngoài ra, chúng ta còn phải học xử lý ngôn ngữ làm sao cho tiếng hát luôn luôn rõ lời. Khi hát ngôn ngữ nào thì phải xử lý tiếng hát theo ngôn ngữ đó, không có mẫu chung cho mọi ngôn ngữ. Nhất là đối với ngôn ngữ Việt Nam, đơn vận đa thanh, các vần đóng nhiều hơn các vần mở, thì vấn đề rõ lời mà vẫn đẹp tiếng, vẫn ngân vang, quả là nhiều khi khó dung hoà. Vì thế người sáng tác cũng như người ca viên cần nắm vững các đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc, các đòi hỏi của nó, cũng như kinh nghiệm của tiền nhân trong quá khứ để xử lý ngôn ngữ dân tộc một cách xứng hợp với bản sắc riêng của dân tộc mình. Nếu không học, không biết, thì nhiều khi chúng ta dễ lầm lẫn, dẫn đến chỗ vọng ngoại, bắt chước người khác một cách máy móc, làm cho tiếng hát dân tộc mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó.
Một số điểm thực hành CƠ BẢN. Vì theo mình các bạn nên liên hệ đến trung tâm này để nhận được sự tư vấn của thầy cô nơi đây. Vì thực sự chất giọng mỗi người mỗi khác nên với kinh nghiệm của mình các thầy cô sẽ giúp các bạn hoàn thiện giọng ca của mình hơn nữa

1. Tập lấy hơi :

a) Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.

b) Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra.

c) Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi (xem hình 3).

d) Nén hơi trong giây lát.

e) Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều.

2. Tập xì

a) Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.

b) Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).

c) Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.

d) Nén hơi trong giây lát.

đ) Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.

3. Tập mẫu luyện thanh

hocdan-edu-vn-6 

Tập các âm hàng a), còn hàng b), c) để tăng cường nếu có thời gian.

1) Tập lấy hơi 1 phách theo khẩu hình ô – nén hơi.

2) Tập chữ M móc nối với chữ ô cho rõ ràng mà mềm mại.

3) Tập khẩu hình âm A, tập cuống lưỡi khi đọc âm Ngô, Nga.

Lưu ý : Khi đọc chữ Ngô, chữ Nga chỉ có cuống lưỡi làm việc, tuyệt đối không để cho hàm dưới nâng lên hạ xuống.

    
4) Hát đều tiếng, rõ từng âm, chưa cần để ý đến cường độ. Hát lên dần rồi xuống dần từng nửa cung, trong âm khu trung bình của từng loại giọng.

hocdan-edu-vn-7
      

VIỆC LUYỆN TẬP THANH NHẠC VÀ BÀI TẬP CĂN BẢN

LIÊN HỆ

228 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh

08 38533 544 - 0935 509 456