Các thao tác chỉnh âm thanh cơ bản cho đàn organ
Bài viết này hướng dẫn những nguyên tắc chung nhất, cơ bản và thông dụng nhất đối với việc chỉnh âm đàn organ (tập trung chủ yếu vào dòng yamaha và casio).
Việc sử dụng và điều chỉnh âm thanh cho đàn organ không phải là điều quá đỗi dễ dàng, chính vì vậy bắt buộc phải có những bài học đàn organ cơ bản trong việc điều chỉnh âm thanh với những hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể.
Các nguyên lý hoạt động âm điệu của đàn Organ
- Reverb: Bắt chước các âm thanh reverb trong một loạt các thiết lập hiệu suất. Sử dụng nút Reverb cho chương trình trong “Room” hoặc “Music Hall” cho âm nhạc của bạn. Một số đàn organ Casio có đến 16 hiệu ứng reverb. Nhấn nút Reverb lần nữa để bỏ các hiệu ứng âm thanh.
- Đối với phần điệp khúc thì có thể thiết lập phần nhạc sâu lắng hơn với việc sử dụng những nút xướng và chọn hiệu ứng khác nhau.
- DSP: Chức năng này cho phép người sử dụng sử dụng các chương trình để chạy âm nhạc. Đồng thời bạn cùng có thể thay đổi tông các bàn phím và cũng tải về các hiệu ứng DSP từ chương trình MIDI máy tính của bạn.
- Nhịp điệu: Người dùng có thể dễ dàng tạo nên giai điệu riêng biệt cho mình thông qua chương trình MIDI
Cách chỉnh âm thanh cơ bản cho đàn organ
1. Chỉnh điệu đệm (Yamaha gọi là Style, Casio gọi là Rythm)
Bấm vào nút Style (Rythm), sau đó sử dụng bảng số hoặc vòng quay dữ liệu để chọn 1 điệu thích hợp cho bản đàn.
2. Chỉnh tốc độ nhanh chậm (cả 2 đàn đều là tempo)
Bấm vào nút tempo, sau đó sử dụng các mũi tên lên xuống, hoặc nút + – trên bảng số, hoặc vòng quay dữ liệu để chọn tốc độ thích hợp cho bản đàn.
3. Chỉnh tiếng loại nhạc cụ (Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone)
Bấm vào nút Voice (Tone), sau đó sử dụng bảng số hoặc vòng quay dữ liệu để chọn tiếng thích hợp mà bạn muốn dùng chơi bản đàn.
4. Chỉnh các hiệu quả âm thanh (Voice effect)
– Touch Reponser: Đây là chế độ "Phím sống". Theo quan điểm của tôi chế độ này nên bật thường xuyên trong tất cả mọi trường hợp để ngón tay quen chơi với sự tinh tế nhất. Chế độ này đặc biệt hiệu quả khi chơi các tác phẩm Piano.
– Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.
– Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v… từ các nhạc cụ phương Tây.
– SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
– Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn "dày" hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v….)
5. Các chế độ đệm hợp âm tay trái (Finger Mode) – Normal: Chế độ này chơi giống bàn phím Piano.
– Split: Chế độ phân tiếng (xem mục SlitVoice)
– Finger: Chế độ đệm ngón đơn. VD: hợp âm Đô trưởng chỉ cần bấm nốt Đô tay trái. Tuy nhiên ở chế độ này do vấn đề bản quyền nên mỗi hãng có 1 quy định riêng cho bấm hợp âm tay trái. Tôi sẽ nói sau về vấn đề này.
– Fingered: Chế độ đệm ngón kép. Đây là chế độ đệm đầy đủ, với kiểu đệm này chúng ta có thể chơi được những hợp âm phức tạp và phong phú hơn rất nhiều sơ với kiểu đệm Finger và đây cũng là kiểu đệm tương thích sử dụng với tát cả các loại đàn khác.
Ngoài các kiểu đệm trên, với một số sery còn có các kiểu đệm Multi (Đa chức năng), Finger on Bass (tạo tiếng cho bè trầm), Full Key (hợp âm toàn bàn phím) v.v..
Và sau khi đã hoàn thành thành tất cả những thao tác điều chỉnh phần đệm cũng như tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. thì người dùng có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.
Chúc các bạn thành công!