Đặt ngựa đàn làm sao cho đúng?
Đàn Violin được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau, một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu được đó là ngựa đàn.
Nếu bạn nhìn bên ngoài thì mọi người sẽ nghĩ ngựa đàn chỉ có chức năng nâng đỡ dây đàn, tuy nhiên trên thực tế mảnh gỗ hoặc nhựa này lại đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ. Ngựa đàn sẽ làm nhiệm vụ truyền dao động của dây đến với cột trụ và thanh dọc bên trong các khe hình chữ S ở hai bên của giúp không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, từ đó tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe khi chơi đàn Violin. Và cũng nhờ khe chữ S này mà khi cần sửa chữa bên trong hộp đàn Violin chúng ta cũng dễ dàng thao tác.
Chính vì đảm nhận những chức năng quan trọng nên việc đặt ngựa đàn khá quan trọng, nếu như không biết cách đặt cũng như điều chỉnh ngựa đàn thì không những ảnh hưởng đến cấu trúc của đàn, mà chúng còn ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của đàn khi phát ra tiếng.
Hướng dẫn cách đặt ngựa đàn violin
Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu hướng dẫn cách đặt ngựa đàn Violin để sao cho ngựa đàn có một vị trí phù hợp cũng như chắc chắn nhất, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh và cấu trúc của Violin:
Ngựa đàn violin được sử dụng để gánh chịu lực căng của dây đàn, khi được đặt ở một vị trí phù hợp, ngựa đàn sẽ làm nhiệm vụ nâng đỡ các dây đàn lên và giúp chúng giữ ở một vị trí cố định.
Ngựa đàn violin sẽ được đặt dọc theo phím đàn, thẳng đứng và vuông góc với 2 lỗ F của đàn Violin.
Chân của ngựa đàn được đặt vào giữa hai lỗ F, vị trí mà 2 họa tiết của đàn nhô ra, phần thấp của ngựa đàn sẽ được đặt ở dây E, dây có cao độ cao nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu về dây đàn Violin
Khi bạn lắp đặt hoặc điều chỉnh ngựa đàn, bạn nên nới lỏng các dây đàn ra, điều chỉnh ngựa đàn sao cho nó nằm ở giữa 2 lỗ F, chắc chắn và vuông góc với phần mặt đàn.
Khi bạn đặt ngựa đàn bị nghiên, cũng cần điều chỉnh lại, bởi ngựa đàn nghiêng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh cũng như độ bền của dây đàn Violin, để có thể khắc phục tình trạng ngựa đàn bị nghiêng bạn nên nới lỏng các dây đàn, để dây đàn không bị ảnh hưởng cũng như việc điều chỉnh gnwaj đàn cũng diễn ra để có thể dễ dàng hơn.
Công việc tiếp theo đó là bạn sử dụng các ngón tay cái và ngón tay trỏ của cả hai bàn tay, cầm vào phía bên trên của ngựa đàn, thực hiện kéo hoặc đẩy nhẹ nhàng để ngựa đàn tạo thành góc vuông với mặt đàn đây cũng chính là vị trí chính xác và phù hợp nhất của ngựa đàn.
Với những ngựa đàn bị hư hỏng hay chúng đã bị biến dạng không thể điều chỉnh được thì bạn nên thay mới ngựa đàn để đảm bảo chất lượng âm thanh và độ bền cho cây đàn violin của bạn.
Với những bước cũng như các thao tác lắp đặt ngựa đàn không hề quá khó khăn đối với một người mới học đàn violin, nếu như chưa có kiến thức chuyên môn hoặc chưa hiểu sâu về nhạc cụ này thì với những chia sẻ tham khảo trên, bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh và lắp đặt ngựa đàn cho cây đàn của mình.
Bạn cũng nên nhớ rằng, ngựa đàn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng dến chất lượng âm thanh của đàn khi chơi đàn Violin, chính vì vậy, vì trí của ngựa đàn cũng như sự chắc chắn của bạn phận này bạn cần chú ý và điều chỉnh hoặc thay thế nếu như vị trí của ngựa đàn bị thay đổi hoặc ngựa đàn không còn đảm bảo chất lượng.
Trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng, có nhiều loại và được làm từ những nguyên liệu khác nhau, để đảm bảo không phải điều chỉnh ngựa đàn quá nhiều cũng như hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình luyện tập và chơi Violin.