Hướng dẫn bài bấm ngón út khi chơi violin

Đàn violin là một trong những nhạc cụ phù hợp cho mọi lứa tuổi và để chơi được một bản nhạc hay đồi hỏi người học không chỉ kiên trì, cố gắng, nỗ lực mà còn phải nắm chắc được những kiến thức cần thiết khi học đàn violin, dưới đây là những hướng dẫn của chúng tôi tổng hợp được về cách bấm ngón út khi chơi đàn.

Cách luyện tập cho ngón tay út ngón số 4 của bàn tay trái là điều bất kỳ ai theo học đàn violin cũng cần phải nắm được, tát cả ngón tay đều cần được luyện tập để có được sự cân bằng, nhưng ngón út là ngón sẽ cần nhiều thời gian hơn so với những ngón khác do yếu nhỏ, ngắn hơn các ngón còn lại, nếu bạn chưa biết phải luyện tập ngón út ra sao cho hiệu quả với bài tập luyện sau thì chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị:

Luyện bấm ngón út khi chơi đàn violin

Việc bấm ngón út khi chơi violin là điều vô cùng cần thiết, theo những  nghệ sĩ chuyên nghiệp chia sẻ lại thì việc sử dụng ngón út sẽ rất hiệu quả khi dây buông ở một số vị trí mà tại đó ngón bám và vĩ kéo được thực hiện đơn ianr hóa trong một đoạn hoặc âm thanh đơn điệu không êm tai, đồng thời các kỹ thuật rung hay luyến khi chơi đàn sẽ sử dụng nhiều tới ngón 4.

Vì ngón 4 là ngón út dẫn otiws độ cong ít nên cách luyện tập ngón út như sau:

Lần lượt theo thứ tự, người chơi đặt ngón số 1,2, 3 và 4 trên dây A-La (bấm phím tại nốt B. C#, D, E mà không chơi). Kiểm tra vị trí tay tría để cho các ngón bấm ở vị trí chính xác rồi thử kéo một đonạ ngắn để làm quen. Thoải mái dần với ngón 4, nếu cổ tay bạn không thẳng hay khuỷu  tay tría không đặt đúng vị trí ở dưới đàn thì sẽ gặp khó khăn trong việc bấm đúng nốt phím.

Sau đó bạn thực hiện nâng ngón 4 ra khỏi vị trí ban đầu rồi đặt lại vị trí cũ để quen với cách bấm ngón 4.

Tiếp đó bạn cần thực hiện một số chuỗi như sau:

Nhịp 1: Bạn thực hiện kéo dây buông.

Nhịp 2: Sẽ bấm ngón 1 vào nốt B.

Nhịp 3: Ngón 2 bấm nốt C# và tạm dừng.

Nhịp 4:  Ngón 3 bấm nốt D (kéo vĩ lần 2), sau đó kéo dây E buông.

Nhịp 5: ngón 4 bấm nốt E, sau khi thực hiện xong nhịp này thì bắt đầu lại vòng mới từ nhịp 1 tới nhịp 5.

Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

+ Cần cảm nhận âm thanh khi vĩ kéo ở vị trí nốt E ở ngón 4 sao cho âm thanh đạt được sự rõ ràng, mạnh mẽ như kéo dây E buông.

+ Khi người tập đã thành thạo hơn thì lúc này bạn có thể bắt đầu với những nốt kéo vĩ ngắn. Cần phải chắc chắn rằng mỗi ngón tay được đặt nhanh vào đúng vị trí trước khi vĩ chuẩn bị di chuyển.

+ Khi cảm thấy âm thanh nốt E rõ ràng thì có thể kéo nốt E không phải ở vị trí dây E buông nữa. Đó là lúc nốt bấm E được chơi với kĩ thuật rung.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn size đàn violin chi tiết từ A-Z

Tương tự tiếp tục thực hành nhiều lần với ngón 4, kết hợp với việc bấm phím ở ngón số 3 và 4.

Trên đây là cách luyện tập ngón 4 cho bạn tham khảo khi chơi đàn violin, khi kỹ thuật và khả năng cảm thụ âm thanh của bạn tiến bộ hơn thì lúc đó bán ẽ biết cách sử dụng ngón 4 ở vị trí nào sao cho hiệu quả nhất, đồng thời khi tập bạn nên ghi âm lại bản nhạc của mình để tiện so sánh xem bạn chơi có tiến bộ hay không, hoặc nhờ người khác chú ý tới, việc này sẽ giúp bạn có thể sửa cách bấm ngón 4 trong quá trình luyện tập rất nhiều.

Hướng dẫn bài bấm ngón út khi chơi violin

LIÊN HỆ

228 Nguyễn Tiểu La, Phường 8, Quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh

08 38533 544 - 0935 509 456